Những sự thật đáng sợ về căn bệnh quái ác ung thư dạ dày

March 11, 2020
Các bệnh ung thư

Blog ung thư xin chào các bạn, chúc các bạn ngày mới vui vẻ. Ung thư dạ dày là căn bệnh ác tính xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên dạ dày. Theo tổ chức Y tế Thế giới mỗi năm có khoảng hơn 800.000 nghìn người mắc căn bệnh này trên toàn thế giới. Ung thư dạ dày đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây do chất lượng môi trường và thực phẩm ngày càng độc hại. Cần hiểu đúng về nguyên nhân, triệu chứng các giai đoạn bệnh để có phương án phòng ngừa và chữa bệnh hiệu quả nhất.

Bạn có thể xem thêm:

Tìm hiểu tường tận về xét nghiệm CA 72-4 trong chẩn đoán ung thư dạ dày

10 dấu hiệu nhân biết rõ nét nhất của bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý các tế bào ở dạ dày phát triển bất bình thường, không tuân theo tín hiệu của cơ thể, mất kiểm soát sinh trưởng dẫn đến hình thành các khối u. Bệnh nặng khối u trở nên ác tính, lan rộng ra các cơ quan xung quanh và có thể theo đường mạch máu di căn đến các cơ quan khác. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuối cùng là tử vong nếu không được điều trị.

Phân loại các giai đoạn của bệnh

Các giai đoạn ung thư dạ dày
Các giai đoạn ung thư dạ dày

Giống như các bệnh ung thư khác, các bác sĩ chia bệnh ra làm 5 giai đoạn phát triển khác nhau trong đó:

·         Giai đoạn 0: Tế bào ung thư mới hình thành ở niêm mạc dạ dày, hầu hết ở giai đoạn này không có biểu hiện bất thường.

·         Giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã phát triển, đi sâu vào các lớp cơ ở dạ dày và di căn dưới 6 hạch bạch huyết. Bệnh nhân sẽ có những biểu hiện giống các bệnh về dạ dày thông thường như đầy bụng ợ hơi…

·         Giai đoạn 2 và 3: Tế bào ung thư phát triển nhanh, di căn qua thành dạ dày. Các triệu chứng ngày càng rõ ràng hơn: chán ăn, buồn nôn cơ thể mệt mỏi suy nhược. Tế bào ung thư lan nhanh ra các cơ di căn từ 7-15 hạch bạch huyết, ảnh hưởng đến các cơ quan khác như gan, lá lách.

·         Giai đoạn 4: Còn gọi là giai đoạn cuối – di căn. Tế bào ung thư xâm lấn vào các cơ quan trong cơ thể, tách ra theo máu đi đến các cơ quan xa và gây ung thư ở đó. Ở giai đoạn này người bệnh có cơ hội sống rất thấp

Dấu hiệu triệu chứng của bệnh

Các biểu hiện ung thư
Các biểu hiện ung thư

Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày khá là mở hồ thường nhầm lẫn sang các bệnh khác. Nhưng có thể quan tâm vào các triệu chứng sau:

  • Đau tức vùng bụng trên
  • Ợ hơi, ợ chua, cảm thấy hơi thở nóng
  • Gầy sút cân, Chán ăn, không có cảm giác thèm ăn
  • Buồn nôn và nôn có thể nôn ra máu
  • Đi ngoài ra phân đen hay máu tươi
  • Mệt mỏi, căng thẳng thần kinh
  • Nuốt nghẹn khi khối u gần tâm vị hoặc đoạn nối tâm vị - thực quản

Đối tượng hay mắc ung thư dạ dày

Đối tượng mắc ung thư dạ dày
Đối tượng mắc ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có liên quan đến các đặc điểm cơ thể và lối sống, cách sinh hoạt của bệnh nhân:

  • Người cao tuổi dễ bị bệnh ung thư dạ dày tấn công hơn là người ít tuổi. Ung thư dạ dày hay gặp những đối tượng > 50 tuổi.
  • Theo di truyền: nếu trong nhà có người bị mắc ung thư dạ dày, bị polyp dạ dày tuyến gia đình thì những người còn lại có nguy cơ cao mắc ung thư
  • Người có tiền sử bị viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính, nhiễm virus HP hoặc đã phẫu thuật dạ dày.
  • Người sử dụng nhiều đồ hộp, đồ chiên nướng trực tiếp trên lửa hay các thực phẩm muối chua
  • Người có thói quen hút thuốc lá và lạm dụng nhiều rượu bia

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Ung thư dạ dày sống được bao lâu
Ung thư dạ dày sống được bao lâu

Dựa vào triệu chứng, giai đoạn của bệnh, tình trạng sức khỏe cơ địa của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chẩn đoán lâm sàng về thời gian sống của bệnh nhân:

·         Giai đoạn tiền ung thư (giai đoạn 0): Khi bệnh mới chớm xuất hiện ở niêm mạc dạ dày, điều trị lúc này thì người bệnh chỉ phải làm tiểu phẫu nhỏ và khỏi hoàn toàn. Người bệnh sẽ không phải chịu các di chứng gì về sau.

·         Giai đoạn 1: Với giai đoạn khi khối u chưa xâm lấn sang các cơ quan khác thì 8/10 người sẽ sống được ít nhất là 5 năm sau khi được chẩn đoán. Nhưng không có nhiều người phát hiện được bệnh ở giai đoạn này.

·         Giai đoạn 2 và 3: Khi bệnh ung thư dạ dày đã tiến triển và sang các cơ quan bên cạnh thì ở giai đoạn 2 có 56% số người sẽ sống ít nhất sau 5 năm. Đến giai đoạn 3A thì giảm xuống còn 38% và giai đoạn 3B chỉ còn 15% số người mắc sống được sau 5 năm

·         Giai đoạn 4: là giai đoạn ung thư đã phát triển to và di căn sang các bộ phận khác. Ở giai đoạn này tỷ lệ sống của bệnh nhân rất thấp chỉ có 5% người bệnh ở giai đoạn này sống hơn 5 năm. Hầu hết người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 4 chỉ sống được vài tháng – 2 năm.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Mặc dù nguyên nhân cụ thể của bệnh ung thư dạ dày chưa được các nhà khoa học tìm ra, nhưng các nghiên cứu cho rằng ung thư dạ dày là tổng hợp từ nhiều yếu tố đến từ môi trường, nội sinh, lối sống thói quen và di truyền

Do các tổn thương tiền ung thư gây ra: viêm loét dạ dày kéo dài nếu không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến các biến đổi dị sản ở tế bào dạ dày từ đó gây loạn sản tế bào dạ dày. Loạn sản kéo dài cuối cùng sẽ dân đến ung thư

Virus HP: Được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày ở người. Nhiễm virus HP sẽ dẫn đến các tổn thương tiền ung thư rồi biến đổi trở thành ung thư

Thói quen ăn uống: Sử dụng nhiều các loại thức ăn chứa nhiều Nitrat. Chất này có nhiều ở trong các thực phẩm được chế biến theo kiểu muối chua hay đồ chế biến sẵn, thực phẩm chế biến trực tiếp trên lửa. Chất này khi vào dạ dày sẽ biến đổi thành chất gây ung thư làm tăng nguy cơ gây ung thư ở đây

Béo phì thừa cân: Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc các bệnh ung thư trong đó có ung thư dạ dày cao hơn người có cân nặng bình thường.

Nhóm máu: Theo các nghiên cứu khoa học thì những ai có nhóm máu là A sẽ có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn các nhóm máu khác

Đã phẫu thuật dạ dày trước đó: Người đã từng phẫu thuật dạ dày có tỉ lệ mắc bệnh ung thư sau khoảng 15-20 năm

Gen: Đột biến ở gen CDH1 được chứng minh liên quan đến tỷ lệ ung thư dạ dày. Gen CDH1 có nhiệm vụ ngăn kiểm soát tế bào dạ dày phát triển, khi gen này bị đột biến thì sẽ gây ra ung thư do không còn tác nhân kiểm soát tăng trưởng tế bào.

Những cách chẩn đoán ung thư dạ dày

Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày

Để thực hiện chẩn đoán người bệnh có bệnh ung thư dạ dày hay không thì các bác sĩ sẽ làm chẩn đoán  ung thư dựa trên các yếu tố:

Thăm khám lâm sàng

Dựa trên các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải như ói, ợ hơi, nôn và ấn xem có đau thượng vị và sờ tìm khối u bằng tay.

Cận lâm sàng

Sau khi thăm khám lâm sàng xong thì các bác sĩ làm các phương thức chẩn đoán cận lâm sàng dưới đây để có thể kết luận người bệnh có mang bệnh hay không và người bệnh đang có bệnh ở mức độ nào

·         Nội soi dạ dày bằng máy nội soi

·         Siêu âm vùng ổ bụng.

·         Làm sinh thiết dạ dày.

·         Chụp cắt lớp dạ dày

·         Phân tích máu toàn bộ (CBC) hoặc phân tích phân.

·         Thực hiện phân tích các chất dấu ấn ung thư: CEA, CA 72-4 và CA 19-9.

Đặc biệt là nội soi dạ dày sẽ cho thấy rõ tình hình dạ dày và lấy mẫu tế bào để chẩn đoán.

Phương pháp điều trị

Giống như các loại ung thư khác, khi điều trị cần phải xem xét đến thể trạng bệnh nhân, mức độ phát triển của bệnh, điều trị ung thư dạ dày có 3 cách cơ bản là phẫu thuật cắt bỏ, hóa trị và xạ trị

Phẫu thuật cắt bỏ

Phẫu thuật cắt dạ dày
Phẫu thuật cắt dạ dày

Đay là phương pháp được hầu hết các bác sĩ chỉ định. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày của bệnh nhân nhằm ngăn chặn ung thư phát triển. Với giai đoạn cuối thì phẫu thuật nhằm loại bỏ tắc nghẽn đường tiêu hóa, kéo dài thêm sự sống cho bệnh nhân

Sử dụng hoá chất điều trị

Sử dụng hóa chất điều trị
Sử dụng hóa chất điều trị

Hóa trị được dùng phổ biến sau khi phẫu thuật. Hóa trị được sử dụng để diệt sạch tất cả những tế bào ung thư còn sót lại ở dạ dày. Việc sử dụng hóa chất còn được sử dụng trước phẫu thuật để kiểm soát hoạt động của tế bào ung thư để ca phẫu thuật được diễn ra suôn sẻ.

Điều trị bằng tác nhân phóng xạ

Xạ trị ung thư dạ dày

Biện pháp này có thể dùng trước và sau khi làm phẫu thuật để ngăn cản các tế bào ung thư phát triển và tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Biện pháp này có thể được sử dụng riêng rẽ cho các bệnh nhân không thể làm phẫu thuật. Bác sĩ sẽ sử dụng các tia phóng xạ tác động chính xác vào khối u từ ngoài da hay đặt túi phát phóng xạ gần sát khối u trong cơ thể để chữa bệnh.

Ngoài các phương pháp truyền thống trên thì hiện nay có hai phương pháp mới để điều trị bệnh ung thư dạ dày là sử dụng phương pháp đích và điều trị miễn dịch

Phương pháp điều trị đích

Điều trị đích cho ung thư dạ dày
Điều trị đích cho ung thư dạ dày

Các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc phân tử nhỏ hoặc kháng thể đơn dòng để tác động vào cơ chế tăng trưởng và sinh sản của tế bào ung thư. Những loại kháng thể được dùng trên tế bào ung thư dạ dày là kháng thể phát triển biểu mô Her-2/neu (Trastuzumab), EGFR (cetuximab) hay kháng thể ngăn phát triển mạch máu VEGF (bevacizumab).

Phương pháp điều trị miễn dịch

Điều trị miễn dịch
Điều trị miễn dịch

Sử dụng các tế bào bạch cầu lấy trong cơ thể bệnh nhân sau đó được hoạt hóa trong phòng thí nghiệm rồi đưa lại vào trong cơ thể người bệnh để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh

Phòng ngừa ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh nguy hiểm, mức độ tử vong cao. Nếu chúng ta thực hiện các biện pháp sau có thể phần nào phòng được bệnh ung thư dạ dày xảy ra với bản thân:

·         Có một cân nặng chuẩn, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

·         Có chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh và chất xơ

·         Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn, đồ muối chua

·         Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, hạn chế uống nước ngọt

·         Phải xử lý triệt để các bệnh dạ dày không để chuyển sang mãn tính

·         Chú ý tới các khối polyp trong dạ dày khám tầm soát ung thư thường xuyên

Ung thư dạ dày nên ăn gì?

Chế độ ăn uống hợp lý

Với những bệnh nhân ung thư thì ăn gì mỗi ngày để chống lại bệnh tật là rất quan trọng. Bữa ăn phải đủ dinh dưỡng, đủ đạm và các loại vitamin như sữa, thịt nạc, cá… Đặc biệt là nhiều rau củ quả tươi để tăng cường chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bài viết trên đây đã tổng quan về bệnh ung thư dạ dày, nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị. Có thể phòng tránh được căn bệnh quái ác này bằng một chế độ sống khoa học đi kèm với việc kiểm tra định kỳ sức khỏe thường xuyên.


Bác sĩ online

Blog ung thư với đội ngũ y, bác sĩ online có kinh nghiệm điềutrị bệnh ung thư trong nhiều năm. Giúp rất nhiều bệnh nhân có phác đồ điều trị,chế độ ăn hợp lý và phương pháp tập luyện đúng cách. Thắp sang hy vọng cho bệnhnhân mắc ung thư và người nhà.

Bài viết liên quan
Nhập lại số điện thoại để được tư vấn miễn phí

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form