Việt Nam là nước sử dụng mì ăn liền nhiều thứ 4 trên thế giới theo hiệp hội mì ăn liền. Sự ngon, rẻ và tiện lợi của mì ăn liền là điểm thu hút nhiều người lựa chọn và sử dụng. Nhưng có nhiều tin đồn hiện nay cho rằng mì ăn liền là một loại thực phẩm gây ung thư cao. Vậy đâu là sự thật, hãy cùng các chuyên gia Của blog ung thư phân tích để có lời giải đáp cho lời đồn này.
Bạn có thể xem thêm
Người mắc bênh ung thư ăn thịt chó có nên hay không?
Sự thật về bị ung thư ăn gạo lứt để chữa bệnh mọi người cần đọc
Bí mật mà bạn cần biết về 6 loại quả khắc tinh của bệnh ung thư
Mì ăn liền gây ung thư: giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng
Để trả lời cho vấn đề này, có thể nói trên thế giới chưa từng có một nghiên cứu khoa học nào đủ bằng chứng để chứng minh ăn mì ăn liền gây ung thư ở con người.
Sự bắt đầu của tin đồn sử dụng mì ăn liền gây ung thư có thể xuất phát từ nỗi nghi ngại thực phẩm này chứa nhiều thành phần có hại cho cơ thể như chất bảo quản, chống oxy hóa, chất béo… mà mọi người đồn gây ung thư cao hay vắt mì được chiên trong dầu có nhiệt độ cao sản sinh chất gây ung thư.
Đúng là trong mì ăn liền có chứa nhiều chất phụ gia này nhưng theo PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia việc có mặt những chất này với việc những chất này gây ung thư là một câu chuyện khác. Mỗi người sử dụng cần biết về những chất phụ gia được phép đưa vào thực phẩm và quy định giới hạn của chúng trong thực phẩm để an toàn cho người sử dụng. Hàm lượng này được các cơ quản lý có thẩm quyền kiểm soát chặt chẽ. Những chất này nếu vào cơ thể dưới ngưỡng được phép thì cơ thể con người có thể chuyển hóa và thải ra ngoài mà không gây hại cho cơ thể hoặc tồn dư gây ung thư.
Mì ăn liền là một sản phẩm thân thuộc với người tiêu dùng và hầu hết được các nhà sản xuất lớn đầu tư dây chuyền công nghệ và chịu sự quản lý khắt khe về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nên người tiêu dùng có thể an tâm sử dụng.
PGS.TS Mai cũng thông tin thêm bất kỳ loại thực phẩm nào cũng đều có hai mặt của nó. Ngay cả với những loại thực phẩm thiết yếu nhất, sử dụng hằng ngày (gạo, đường, muối, thịt) nếu nạp vào cơ thể quá nhiều hoặc chế biến sai phương pháp đều có thể có hại cho cơ thể người dùng.
Mì ăn liền với ung thư dưới góc nhìn của chuyên gia công nghệ thực phẩm
Mì ăn liền và bệnh ung thư hiện nay chưa thấy bất kỳ mối quan hệ nào. Chưa có bất kỳ công trình khoa học nào chứng minh được mì ăn liền là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Đây là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh ở Viện Công nghệ thực phẩm - Đại học Bách Khoa hà Nội.
PGS Thịnh nhấn mạnh việc chế biến và xử lý nguyên liệu cho đến quy trình sản xuất của các công ty đều đảm bảo tiêu chuẩn thực phẩm, loại trừ các yếu tố gây hại cho người tiêu dùng kể cả yếu tố ung thư.
Quy trình sản xuất mì ăn liền
Ông cũng giải thích thêm là mọi công ty thực phẩm hiện nay đều chú trọng vào kiểm soát đầu vào nguyên liệu. Bởi vì nếu nguyên liệu bị nhiễm các chất độc hại, nấm mốc thì sẽ gây ung thư. Người tiêu dùng hiện nay có thể an tâm khi những nhà sản xuất lớn và có uy tín đều sử dụng nguyên liệu rất phổ biến trong danh mục quy định của Bộ Y tế và được kiểm soát đầu vào chặt chẽ theo những yêu cầu tuyệt đối về an toàn thực phẩm. Vì thế nguyên liệu không rõ nguồn gốc, bị hư hỏng hay có nấm mốc không thể vào được nhà máy.
Hiện nay quá trình sản xuất, nhất là quá trình chiên vắt mì được các công ty kiểm soát chặt chẽ, tự động chuẩn xác về nhiệt độ và thời gian để khống chế sự hình thành các chất độc hại cho người sử dụng. Dầu chiên mà hầu hết các hãng mì sử dụng hiện nay là dầu thực vật dạng rắn có nguồn gốc từ dầu cọ không bị biến chất trong quá trình đun nóng. Nhiệt độ của dầu được duy trì trong khoảng 160℃ - 165℃ nên không xuất hiện quá trình hình thành Acrolein có trong nguyên liệu. Acrolein là một chất gây ung thư được phát hiện có trong đồ chiên rán do được hình thành do sự phân hủy của hợp chất glycerin ở nhiệt độ trên 180℃.
Trong quá trình chiên vắt mì, mỗi vắt mì đi qua chảo chiên chỉ 2 phút và làm mất một lượng dầu nhất định và được bổ sung liên tục do đó không có câu chuyện chiên vắt mì bằng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần
Ăn mì như nào là đúng cách
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định sử dụng mì ăn liền gây ung thư, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng vẫn cảnh báo về nguy cơ sức khỏe do ăn quá nhiều mì ăn liền. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết vì mì ăn liền được chiên qua dầu nên lượng chất béo bão hòa có trong một gói mì là rất nhiều. Bên cạnh đó trong mì chứa hàm lượng muối cao làm tăng nguy cơ béo phì, cao huyết áp, bệnh tim mạch và thận nếu chỉ ăn mì không. “Chưa có nghiên cứu nào khẳng định ăn bao nhiêu mì ăn liền sẽ bất lợi cho sức khỏe. Nhưng việc bữa ăn không đảm bảo dinh dưỡng, nhiều chất béo bão hòa sẽ khiến cơ thể thiếu nhiều dưỡng chất như đạm, vitamin, kẽm, chất xơ… Sự thiếu hụt này có hại cho sự phát triển của người trẻ, đồng thời làm giảm hệ miễn dịch và kéo theo nhiều bệnh tật khác”, PGS Lâm cho biết.
Vì vậy khi sử dụng mì tôm cần bổ sung rau xanh, các loại thịt và hải sản để mì ăn liền ngon miệng và có đủ dinh dưỡng cho một bữa ăn.
Việc sử dụng mì ăn liền nhiều gây ung thư chỉ là tin đồn không có cơ sở. Mọi người có thể yên tâm sử dụng món ăn này hằng ngày. Nhưng khi sử dụng mì ăn liền cần lưu ý về vấn đề bổ sung các loại thực phẩm khác vào bát mì để có một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.