Bị ung thư ăn gạo lứt – là cụm từ được nhiều người tìm kiếm khi tìm hiểu phương pháp ăn kiêng, chữa bệnh cho người ung thư. Nhiều người tin vào đó và thực hiện theo các phương pháp này. Vậy sự thực về loại thức ăn và phương pháp ăn này như thế nào? Tham khảo bài viết sau của blog ung thư. Để có thêm phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho người bị mắc ung thư.
Ung thư ăn gạo lứt suy kiệt vì thiếu chất
Trong thời gian qua, khoa hồi sức tích cực của Bệnh viện ung bướu trung ương liên tục tiếp nhận các bệnh nhân ung thư nhập viện trong tình trạng suy kiệt cơ thể, ung thư đã di căn, đau đớn. Hỏi nguyên nhân ra thì các bác sĩ “té ngửa” rằng nguyên nhân dẫn tới như vậy này do bệnh nhân tin lên mạng học theo phương pháp chữa ung thư ăn gạo lứt, thực dưỡng.
Có thể nói đến trường hợp cô giáo H (38 tuổi, Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh). Cô H được phát hiện bị ung thư vú. Thay vì điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Chị H chọn cách đã lên mạng tra cứu và học theo phương pháp ăn kiêng thực dưỡng chữa ung thư, xóa sổ tế bào ung thư ra khỏi cơ thể mà không đau đớn.
Kết quả của bệnh nhân ung thư ăn gạo lứt sau một thời gian
Chị H sau một thời gian dài chữa ung thư ăn gạo lứt kết quả không thấy đâu chỉ thấy sức khỏe ngày càng giảm, cơ thể sụt hơn chục cân, kèm theo đó là đau tức ngực, khó thở. Đến lúc này gia đình mới đưa chị đi cấp cứu.
Dù cho các bác sĩ đã tận tình cứu chữa nhưng vì chị H nhập viên quá muộn, thể chất đã suy kiệt. Ung thư đã phát triển và di căn đến các bộ phận khác nên chị H đã không qua khỏi. Thực tế chị H nếu điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì có thể có cơ may 90-100% sống khỏe đến cuối đời.
Giờ đây nhiều bệnh nhân vẫn bỏ thuốc, bỏ các phương thức chữa trị ung thư tiên tiến chỉ để ăn gạo lứt, thực dưỡng, muối mè với mong muốn khỏi bệnh. Nhưng kết quả mang lại là một cơ thể không còn sức sống, suy kiệt, tiều tụy bệnh chồng lên bệnh. Đến lúc cơ thể không còn chịu được nữa thì mới nhập viện cấp cứu. Bệnh nhân không còn sức đề kháng, chống chịu với bệnh tật và chết nhanh hơn.
Câu chuyện của chị H chỉ là một trong số rất nhiều những bệnh nhân khác vẫn hàng ngày lên mạng tin theo các cách chữa bệnh không có khoa học mà tự đưa mình vào cửa tử.
Sự thật về ung thư ăn gạo lứt
Trên mạng hiện lan truyền việc chữa ung thư bằng cách ăn thực dưỡng gạo lứt là từ một vị giáo sư Nhật Bản. Cách ăn này được quảng cáo là tuân theo quy luật cân bằng âm dương. Bữa ăn của bệnh nhân ung thư chỉ là cơm gạo lứt và rau quả, không có thực phẩm chế biến từ động vật.
Các chuyên gia nói gì về ung thư ăn gạo nứt
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát hiện sớm ung thư PGS.TS. Lê Đình Roanh cho biết, phương pháp chữa ung thư ăn gạo lứt muối mè là không có cơ sở, phản khoa học. "Chế độ ăn kiêng, nhịn ăn sẽ dẫn tới tình trạng bệnh nhân chưa chết vì bệnh ung thư thì đã chết vì cơ thể suy kiệt", Phó giáo sư Roanh nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến thuộc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM ăn gạo lứt nói chung để hấp thụ chất dinh dưỡng còn hại hệ thống dạ dày. Ăn gạo lứt thường xuyên còn không tốt với cả với người khỏe mạnh, chứ chưa nói đến những người đang chống chọi với ung thư.
PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K thông tin thêm là cách ăn này giống các hình thức ăn chay khác. Xét cho công bằng thì thực đơn này cũng tốt với những người giảm cân vì nhiều rau, hoa quả, cũng có thể giúp ngừa một số bệnh. Nhưng PGS.TS Thuấn cũng nói thêm là các cách ăn chưa bao giờ được biết đến như một cách điều trị ung thư. Đó là nói đến tác hại của ăn chay gây thiếu chất. Người bệnh nhất là bệnh ung thư cơ thể cần dưỡng chất để chống chọi với bệnh tật nay càng suy kiệt vì thiếu chất
Các bác sĩ khẳng định, trên thế giới vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào khẳng định gạo lứt có khả năng đánh bật ung thư ra khỏi cơ thể. Người bị ung thư cần tuân thủ thực đơn có đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhiều vitamin và rau xanh. Không nên vào những phương thuốc, cách chữa trị chưa rõ cơ sở khoa học mà gây hại cho chính mình
Bệnh ung thư ăn gạo lứt có tốt hơn ăn gạo bình thường
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu Hồ Chí Minh nói rằng: các loại thực phẩm khác nhau có vai trò cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể, đùng gán nó thêm nhiệm vụ khác như việc chữa bệnh, chữa ung thư, trường hợp của gạo lứt cũng vậy.
Gạo là thực phẩm chủ yếu là để cung cấp tinh bột chuyển thành calo nuôi sống con người. Gạo lứt là món ăn có từ thời xa xưa. Sự khác biệt duy nhất giữa gạo lứt và gạo trắng bình thường đó là phần cám gạo trong gạo lứt. phần cám gạo này chứa nhiều chất xơ, một số khoáng chất vi lượng, vitamin B.
Đặc biệt cám gạo có nhiều chất béo có tên là gamma-Oryzanol. Đây là loại axit béo không no có đặc tính chống lại sự oxy hóa cao gấp 4 lần vitamin E. Ngoài ra chất này còn tốt cho hệ tim mạch có tác dụng giảm cholesterol có trong máu.
Nhưng số lượng chất mà gạo lứt hơn gạo trắng bình thường chỉ nằm trên lớp vỏ cám chiếm 7-8% mỏng tang bao phủ bên ngoài hạt gạo nên lượng chất là rất nhỏ. Lấy ví dụ như ăn 200g gạo lứt thì số lượng magie vào cơ thể mới có 80mg. trong khi đó ăn từ 2-3 bông cải xanh là có đủ 150mg magie cho cơ thể.
Gạo lứt ăn có ngon không
Mặt khác gạo lứt là thực phẩm khó ăn, ăn vô cùng đau miệng, trong thành phần gạo lứt lại có thêm chất axit phytic. Chất này có thể làm giảm hấp thu các vi chất trong cơ thể.
Vì vậy mà gạo lứt không có nhiều giá trị dinh dưỡng như những gì trên mạng thổi phồng là có những chất trị bách bệnh kể cả ung thư. Các vi chất được tìm thấy trong gạo lứt có thể dễ dàng tìm thấy ở các loại thực phẩm khác. Thế nên, hoàn toàn có thể thay thế gạo lứt bằng các thực phẩm khác có những chất giống và hàm lượng cao hơn và dễ ăn hơn. Một thực đơn cân bằng các loại thức ăn đầy đủ tinh bột, rau xanh và protein là tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư để chống chọi với bệnh tật.
Sự thật về bị ung thư ăn gạo lứt thì không thần kỳ như những gì mà trên mạng đang bàn tán. Gạo lứt không phải là thần dược chữa khỏi được ung thư. Muốn người bệnh có sức chiến đấu với bệnh tật cần ăn đủ chất và đủ bữa. Không chỉ nghe những lời đồn thổi không khoa học trên mạng mà rước họa vào thân.